Màn hình tương tác và máy chiếu - Chọn gì để gia tăng trải nghiệm người dùng?
Càng ngày khi công nghệ ngày càng len lỏi vào mọi khía cạnh của cuộc sống, việc lựa chọn thiết bị trình chiếu phù hợp trở thành một yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả giảng dạy và đào tạo. Màn hình tương tác thông minh và máy chiếu là hai trong số những công nghệ phổ biến hiện nay.
Vậy sản phẩm nào mới thực sự giúp tối ưu trải nghiệm người dùng? Trong bài viết này, TopAV sẽ đưa ra so sánh chi tiết để giúp bạn có cái nhìn rõ hơn và lựa chọn đúng cho nhu cầu của mình.
Những điều cần lưu ý khi chọn thiết bị trình chiếu cho môi trường giáo dục, đào tạo và văn phòng?
- Quan tâm đến chất lượng hiển thị hình ảnh: Hình ảnh sắc nét và rõ ràng là điểm quan trọng để cung cấp kiến thức tốt đến cho người học. Nên lựa chọn màn hình có độ phân giải, độ sáng phù hợp với phòng đặt thiết bị sẽ giúp tối ưu hiệu quả đào tạo.
- Quan tâm đến diện tích không gian đào tạo: Kích thước phải phù hợp với diện tích phòng và số lượng người tham dự. Thêm vào đó, khoảng cách từ người xem đến màn hình cũng cần được tính toán để đảm bảo tất cả mọi người có thể nhìn rõ. Nếu không gian cần tính di động của thiết bị, màn hình tương tác và máy chiếu di động sẽ là lựa chọn phù hợp.
Một vài diện tích phòng để chọn kích thước thiết bị:
Phòng vừa (20 m² đến 40 m²) :
_ Màn hình tương tác: Kích thước từ 65 inch đến 75 inch.
_ Máy chiếu: Kích thước màn chiếu từ 80 inch đến 100 inch.
Phòng lớn (40 m² đến 60 m²) :
_ Màn hình tương tác: Kích thước từ 75 inch đến 85 inch.
_ Máy chiếu: Kích thước màn chiếu từ 100 inch đến 120 inch.
Phòng rất lớn (trên 60 m²) :
_ Màn hình tương tác: Kích thước từ 85 inch trở lên.
_ Máy chiếu: Kích thước màn chiếu từ 120 inch trở lên.
- Quan tâm đến việc lắp đặt, kết nối thiết bị:
Tìm kiếm màn hình hay máy chiếu có đủ các cổng kết nối (HDMI, USB, VGA, ...) để kết nối với các thiết bị khác như máy tính hoặc thiết bị âm thanh. Nên ưu tiên dùng những sản phẩm có khả năng kết nối không dây giúp dễ dàng chia sẻ nội dung từ các thiết bị di động mà không cần dây cáp phức tạp.
Đối với màn hình tương tác, cần kiểm tra khả năng lắp đặt trên tường hoặc giá đỡ. Đối với máy chiếu, cần đảm bảo có không gian để gắn trần hoặc đặt trên bàn, cũng như thuận tiện trong việc thay thế bóng đèn và làm sạch bộ lọc.
Thêm vào đó những thông số kỹ thuật và chức năng chuyên sâu giữa màn hình tương tác và máy chiếu sẽ là điểm mấu chốt để giúp bạn chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình:
So sánh giữa màn hình tương tác và máy chiếu
Khả năng trình chiếu:
Màn hình tương tác | Máy chiếu |
Trình chiếu được nhiều giờ liên tục, không tỏa nhiệt nhiều trong quá trình sử dụng | Trình chiếu được thời gian ngắn, sau đó cần phải tắt cho nghỉ vì nhiệt độ tỏa ra rất lớn trong lúc sử dụng |
Tuổi thọ:
Màn hình tương tác | Máy chiếu |
Tuổi thọ cao, 30.000-50.000h, chi phí dịch vụ dường như không có, không cần bảo dưỡng bảo trì | Tuổi thọ thấp từ 3.000-10.000h, cứ khoảng 1 năm cần phải thay thế bóng đèn máy chiếu hoặc vệ sinh bảo dưỡng, sau khi thay thế độ sáng không còn như ban đầu |
Độ sáng:
Màn hình tương tác | Máy chiếu |
Độ sáng ổn định suốt trong quá trình sử dụng, sử dụng bóng đèn D-LED | Độ sáng mờ dần theo thời gian sử dụng, do bóng đèn máy chiếu là dòng bóng đèn sợi đốt halogen thủy ngân |
Độ nét:
Màn hình tương tác | Máy chiếu |
Màn hình tương tác có độ phân giải lên tới 4K, làm cho người xem cảm giác dễ chịu. Mắt người xem không cần điều tiết nhiều | Máy chiếu có độ phân giải thấp, độ nét không cao, người xem cảm thấy không được thoải mái |
Chế độ *đặc trưng* bảo vệ mắt & sức khỏe người dùng:
Màn hình tương tác | Máy chiếu |
Chế độ bảo vệ mắt người dùng, không bị nhức mỏi mắt trong khi nhìn nhiều. | Không có chế độ bảo vệ mắt người dùng, và khi bóng đèn máy chiếu bị mờ, làm cho người xem phải điều tiết mắt nhiều, làm cho sức khỏe thị lực người xem bị ảnh hưởng. |
Không tạo ra khí thải trong khi sử dụng, không ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng. | Bóng đèn halogen thủy ngân tạo ra khí nóng và khí CO2 trong quá trình sử dụng, không bảo vệ môi trường và ảnh hưởng tới những người xung quanh. |
Chi phí:
Màn hình tương tác | Máy chiếu |
Chi phí cao hơn máy chiếu, dao động từ 22-45 triệu cho màn có kích thước 55-65'’. Tuổi thọ lên đến 30.000-50.000h cùng nhiều lợi ích mang lại, trong quá trình sử dụng tương đối bền & không dễ bị hỏng hóc. | Chi phí ban đầu dao động tầm 10 triệu với model thường. Hay phát sinh chi phí thay bóng đèn cao hàng năm từ 3tr/ lần thay, đi kèm hiệu suất sử dụng đi xuống. |
Tính năng:
Màn hình tương tác | Máy chiếu |
Tương tác trực tiếp trên màn hình, người thuyết trình hay giáo viên rất chủ động trong bài giảng, bài học. | Chỉ có chế độ trình chiếu, không tương tác được, giáo viên không thể hiện hết được ý đồ sư phạm của mình. Học sinh chỉ hưởng thụ bài giảng và không tương tác được với giáo viên. |
Màn hình tương tác có hệ điều hành android, mini PC, có thể đọc trực tiếp các file bài giảng của giáo viên, mà giáo viên không cần sử dụng máy tính | Máy chiếu cần sử dụng máy tính để kết nối và trình chiếu |
Các ứng dụng, phần mềm hỗ trợ giảng dạy cài đặt được lên màn hình và thao tác viết vẽ thay thế bảng phấn | Không cài được ứng dụng |
Tính năng trình chiếu không dây từ máy tính hoặc điện thoại lên màn hình tương tác, giúp cho người giảng dạy chủ động và việc kết nối trở lên đơn giản | Không có tính năng trình chiếu không dây, việc kết nối trở lên phức tạp và trong quá trình sử dụng lâu dài gây ra hiện tượng các giác cắm có thể bị hư hỏng |
Với những so sánh trên, mặc dù chi phí màn hình tương tác có lớn hơn máy chiếu, nhưng trong quá trình sử dụng không dễ hỏng hóc, không phát sinh chi phí bảo trì. Lợi ích màn hình tương tác - một sản phẩm đi cùng xu thế hiện đại sẽ là lựa chọn tối ưu nhất cho lớp học, văn phòng của bạn.
Nếu bạn vẫn băn khoăn trong việc lựa chọn, hãy để Top AV giúp bạn gỡ rối và chọn cho mình dòng sản phẩm phù hợp. Liên hệ ngay Hotline 0964 79 22 25 hoặc 055 99 679 88 để nhận được tư vấn tốt nhất.